Văn hóa xã hội

Làm tốt công tác tuyên truyền để bảo vệ người dân trước lừa đảo trực tuyến

Sàn thương mại điện tử Temu được biết đến tại Việt Nam từ 2 năm trước. Tuy nhiên, từ tháng 10 năm nay, sàn thương mại này mới được quảng bá rầm rộ. Và những ngày qua, Temu trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi trên các mạng xã hội.

Temu được quảng cáo với những hứa hẹn hấp dẫn như giá rẻ, giảm giá 90%, trả hàng miễn phí trong 90 ngày... Tuy nhiên, nhiều người dùng lại có những trải nghiệm không mấy vui vẻ khi lần đầu mua hàng tại sàn thương mại điện tử này. Và đây chỉ là một ví dụ về thực trạng lừa đảo trực tuyến hiện nay.

Cuộc đua công nghệ

Số liệu từ Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, khoảng 70 triệu người sử dụng Internet. Thời gian qua, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản giá trị cao. Bối cảnh đe dọa của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ở Đông Nam Á đang phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây trong lịch sử. Liên Hợp Quốc cho biết, các tổ chức tội phạm mạng ở Đông Nam Á đã kiếm được 37 tỉ USD trong năm 2023, nạn nhân chủ yếu ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Trong báo cáo công bố ngày 22/8/2024 về tội phạm mạng và lừa đảo, cảnh sát Singapore cho biết, nếu xu hướng này tiếp diễn, thiệt hại tài chính do các vụ lừa đảo gây ra có thể vượt quá 770 triệu USD vào cuối năm nay.

Thực trạng lừa đảo trực tuyến

Năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam nhận gần 17.400 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trực tuyến do người dung Internet Việt Nam gửi đến. 9 tháng đầu năm 2024, tiếp nhận hơn 22.210 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trực tuyến do người dùng gửi đến Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam. Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư... Mục tiêu cuối cùng của các đối tượng nhắm đến là “tài sản”. Ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, ứng dụng chứng khoán... 60% người dùng truy cập từ điện thoại cá nhân khi bị lừa đảo trực tuyến. 75% nạn nhân bị lừa đảo trực tuyến sử dụng điện thoại Android. Nạn nhân thường mất toàn bộ số tiền trong tài khoản. Trên 1.200 vụ án tạm đình chỉ điều tra, tương đương trên 75% số vụ không thể điều tra tiếp. Dòng tiền sau khi các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt đang được luân chuyển nhanh chóng, dễ dàng qua nhiều hình thức.

Biện pháp bảo vệ người dân

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra khuyến cáo: Để tránh lừa đảo trực tuyến, cả hệ thống chính trị cần: Nâng cao nhận thức cho người dân về các chiêu trò lừa đảo trực tuyến, Xây dựng môi trường trên không gian mạng tin cậy, Giảm thiểu tác động của lừa đảo bằng nhiều biện pháp đồng bộ, Ngăn ngừa lừa đảo một cách quyết liệt. Đồng thời, cơ quan chức năng cần phối hợp với Google thực hiện chiến dịch tuyên truyền kiến thức an toàn thông tin, phát hành Cẩm nang "An toàn trực tuyến", xây dựng video giả lập tình huống lừa đảo trực tuyến người lớn tuổi thường gặp. Xây dựng, sản xuất các nội dung nhận diện, phòng chống lừa đảo thông qua các các Kols để lan tỏa đến đông đảo người dân. Chỉ tính riêng trong chiến dịch tháng 7-8/2024 vừa qua của Cục An toàn thông tin, đã đạt được 59 triệu lượt xem và tiếp cận 30 triệu người dùng. Cục An toàn thông tin cũng đã hoàn thành chuẩn hóa thuê bao (đối soát cơ sở dữ liệu dân cư và xử lý 17 triệu SIM có thông tin không trùng khớp). Xử lý tập thuê bao một giấy tờ đứng tên nhiều SIM. Xây dựng Cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến Quốc gia. Xây dựng hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái Tín nhiệm mạng. Xây dựng Cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến Quốc gia, có gần 124.000 địa chỉ website giả mạo, mạng xã hội (tài khoản, fanpage, group...), liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Xây dựng hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia.

Các nhiệm vụ đã triển khai của cơ quan quản lý Nhà nước

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, 100% các giao dịch chuyển tiền với giá trị trên 10 triệu qua ứng dụng ngân hàng sẽ bắt buộc phải thực hiện xác thực sinh trắc học.

Việc bảo mật cơ bản cho ứng dụng đi động, Cục An toàn thông tin cũng đã đưa ra Ứng dụng di động chứa nhiều thông tin cá nhân quan trọng như tài khoản ngân hàng, dữ liệu cá nhân, thông tin địa lý, hình ảnh,... Ứng dụng di động cũng là bề mặt tấn công thường được chú ý tới khi muốn tấn công vào vào hệ thống của một tổ chức. Hiện nay, hơn 60% người dùng truy cập từ điện thoại cá nhân khi bị lừa đảo trực tuyến.

Nhìn lại năm 2023

Năm 2023, Cục An toàn thông tin cùng các đơn vị hữu quan đã đánh giá 29 ứng dụng ngân hàng điện tử. Qua đó, phát hiện 06 ứng dụng không triển khai 02 bảo mật cơ bản; 09 ứng dụng triển khai bảo mật đơn giản; 14 ứng dụng triển khai bảo mật chặt chẽ. Cục An toàn thông tin cũng tiến hành đánh giá 39 ứng dụng ngân hàng, ví điện tử; 39 ứng dụng đều triển khai 02 bảo mật cơ bản; 17 ứng dụng triển khai bảo mật chưa chặt chẽ; 22 ứng dụng triển khai bảo mật chặt chẽ.

Còn năm 2024 thì sao?

Năm 2024, vẫn còn nhiều lo ngại như: Ứng dụng lừa đảo được cài từ nguồn không tin cậy; Ứng dụng lừa đảo thường sử dụng quyền Accesibility (Quyền trợ năng); Ứng dụng quan trọng có thể phát hiện các các rủi ro để cảnh báo được không???

Từ thực tế trên, Cục An toàn thông tin đề xuất

Cả hệ thống chính trị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, việc chủ động, cảnh giác, không chủ quan khi tham gia các hoạt động trực tuyến cho người dân. Công tác tuyên truyền cần sử dụng tất cả các kênh truyền thông đại chúng, qua hệ thống thông tin cơ sở. Các ngân hàng, tổ chức tài chính cần áp dụng công nghệ để phát hiện sớm các tài khoản ngân hàng có liên quan đến lừa đảo. Cần có cơ chế để các ngân hàng chia sẻ thông tin với nhau, từ đó cảnh báo sớm cho người dùng. Phối hợp giữa nhiều Bộ ngành để nghiên cứu, xây dựng các cơ chế để ngăn chặn sớm dòng tiền lừa đảo.

Không gian số là vấn đề mới, hành lang pháp lý chưa theo theo kịp, trong đó có vấn đề giao dịch trực tuyến. Vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo khi tham gia các giao dịch trực tuyến. Ông bà ta đã dạy, “không ai cho không ai bất cứ điều gì”. Đừng chỉ vì một phút hám lợi, mà rơi vào bẫy lừa đảo trực tuyến. Để cuối cùng, “tiền mất tật mang”, “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

TTH

*Bài viết có sử dụng thông tin, hình ảnh của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.